bbbbbbbbbbbbbbbbb

Con dấu của công ty không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta, nhờ con dấu chúng ta sẽ phân biệt. Tạo nên sự khác biệt giữa công ty này với công ty khác, trong các hợp đồng của công ty luôn có con dấu. Vậy việc đóng dấu cần phải tuân theo những quy định cụ thể nào? Con dấu công ty gồm những loại nào? Hình thức đóng dấu khác được dùng trong công ty là gì? Hãy cùng với Khắc dấu 365 tìm hiểu về các loại con dấu công ty qua bài viết này nhé!

Các loại con dấu công ty và quy định cụ thể

Con dấu tròn

Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về loại con dấu tròn hay còn được gọi là con dấu tròn doanh nghiệp. Đây là con dấu dùng để thể hiện năng lực pháp lý của một công ty hay một doanh nghiệp. Để có thể sử dụng loại con dấu này, công ty hay doanh nghiệp phải đăng ký thông qua các cơ quan có thẩm quyền. Sau đó được cấp giấy phép sử dụng, thì con dấu mới có giá trị pháp lý, sử dụng một cách hợp pháp.

Loại con dấu được sử dụng phổ biến hiện nay
Loại con dấu được sử dụng phổ biến hiện nay

Những thông tin cần phải có trên con dấu tròn công ty:

  • Tên đầy đủ của công ty hay doanh nghiệp (lưu ý đây phải là tên như giấy tờ đăng ký kinh doanh)
  • Thông tin về mã số thuế của doanh nghiệp hay của công ty
  • Địa chỉ mà công ty hay doanh nghiệp đăng ký kinh doanh

Con dấu chức danh

Trong các hoạt động kinh doanh, việc thực hiện các giao dịch ký kết các hợp đồng, ban hành văn bản trong nội bộ công ty hay doanh nghiệp thường xuyên diễn ra. Vì thế, loại con dấu chức danh của bộ phận lãnh đạo trong công ty rất quan trọng. Thể hiện tác phong chuyên nghiệp, khoa học cũng như thể hiện quyền lực vào các hoạt động quan trọng của công ty. Hiện nay không có một quy định cụ thể nào về việc chức danh nào sẽ được sử dụng con dấu này. Thông thường con dấu chức danh được sử dụng bởi chủ tịch, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng, leader các dự án,…

Các loại con dấu khác được dùng trong công ty

Con dấu tên

Con dấu tên là loại con dấu được sử dụng rất phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Con dấu tên phù hợp cho các cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngoài ra con dấu này có thể được kèm theo với chức danh. Các cá nhân thường sử dụng loại con dấu này như: giáo viên, giảng viên đại học, giám đốc, bác sĩ, chủ tịch, trưởng phòng, leader,…

Khi sử dụng con dấu tên cá nhân là một cách để bạn thể hiện được chức danh của mình, tạo nên giá trị pháp lý. Mang đến cho mình một tác phong chuyên nghiệp, đem lại nhiều lợi ích trong công việc, trong cuộc sống. Bạn sẽ đạt được nhiều hợp đồng, nhiều thỏa thuận hơn, một công cụ cực kỳ hữu hiệu và đắc lực mà bạn nên có.

Con dấu chữ ký

Xét về chức năng con dấu này cũng có chức năng tương tự như con dấu tên. Con dấu này được sử dụng thay thế cho việc ký tên bằng tay, thông thường con dấu này sẽ đi kèm với con dấu tên. Nếu như bạn cần sử dụng chữ ký của mình cho các giấy khen, bằng khen, hợp đồng. Con dấu chữ ký sẽ giúp bạn tạo nên sự đồng bộ cho các văn bản, đặc biệt nhất chính là công dụng tiết kiệm thời gian. Bởi bạn là lãnh đạo bạn cần có nhiều thời gian để giải quyết các công việc, thì con dấu này sẽ giúp bạn tối ưu hóa thời gian.

Con dấu logo

Nhu cầu về mẫu mã, logo ngày càng tăng cao, bạn có thể sử dụng con dấu logo để đóng vào các quà tặng, bưu thiếp, hóa đơn công ty. Giúp các đối tác, khách hàng nhận diện được thương hiệu, cũng là cách quảng bá thương hiệu của bạn đến nhiều đối tượng.

Giúp tăng độ nhận diện thương hiệu
Giúp tăng độ nhận diện thương hiệu

Hình thức đóng dấu trong hợp đồng công ty

Trong hợp đồng công ty thường sẽ có 3 hình thức đóng dấu: Đóng dấu chữ ký, đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai.

Cách thức đóng dấu chữ ký

  • Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền trong công ty, dấu đóng phải rõ ràng, đúng chiều, sử dụng màu mực đứng với quy định. 
  • Đóng dấu bao trùm lên chữ ký 1/3 về phía bên trái.

Cách thức đóng dấu treo lên hợp đồng của công ty

  • Phải đóng lên trang đầu bao trùm lên tên công ty, tổ chức, việc đóng dấu treo không thể hiện giá trị pháp lý. 
  • Chỉ với mục đích khẳng định văn bản được đóng dấu treo theo văn bản chính, chẳng hạn như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

Cách thức đóng dấu giáp lai

  • Phải đóng vào giữa mép phải của văn bản, hoặc phụ lục văn bản. Mỗi dấu đóng tối đa vào 5 trang văn bản.
Con dấu giúp doanh nghiệp thể hiện tác phong chuyên nghiệp, khoa học
Con dấu giúp doanh nghiệp thể hiện tác phong chuyên nghiệp, khoa học

Khắc Dấu 365 hy vọng bạn hãy nhanh chóng tìm cho mình con dấu phù hợp. Để thể hiện sự chuyên nghiệp, từ đó các hoạt động trong công ty sẽ thuận lợi hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!